Mặc dù mỗi ngày chúng ta cần đến 10.000 lít không khí cho việc thở với lượng không nhỏ “gia vị bụi” được trộn lẫn, thế nhưng vẫn có nhiều sự thật về “bụi” mà đến giờ vẫn chẳng mấy ai hay, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 – một trong những “sát thủ”đang đầu độc từng tế bào trong cơ thể ngày qua ngày.
6kg – Khối lượng bụi bẩn đắp trên người chúng ta mỗi năm
6kg là khối lượng bụi mỗi người mang trên mình trong suốt một năm, tương đương với 3 chiếc máy tính xách tay hoặc 4 chai nước ngọt cỡ lớn. Nếu cân nặng trung bình là 50kg thì có lẽ chúng ta phải tính đến chuyện giảm cân, detox gấp khi phải “vác” thêm lượng bụi này trên người. Nhưng 6kg bụi này đến từ đâu? Đó là khói thuốc, bụi đất, khí thải từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông, việc đốt rơm rạ khi hết mùa vụ, nấu nướng bằng bếp than, bếp dầu…

Miễn nhiễm với khẩu trang hay quần áo
Chúng ta cứ hay trêu chọc các chị em bước chân ra đường là trang bị như ninja nhưng xét một cách công bằng thì đó cũng là cách đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí, muốn “né” bụi mà thôi. Tuy nhiên, khẩu trang thông thường chỉ ngăn chặn được phần nào các hạt bụi đường kính khoảng 10 micromet, còn tên sát thủ bụi mịn có kích thước dưới 2,5 micromet thì cho dù là khẩu trang vải hay khẩu trang y tế cũng “bó tay”!

Phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất
Tên sát thủ bụi mịn còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu, đặc biệt là thai nhi vì chất gây ô nhiễm xâm lấn đến nhau thai – con đường nuôi dưỡng thai nhi, gây nên tình trạng sinh non. Tỷ lệ sinh non do nhiễm bụi mịn ở các nước Đông Á và Nam Á lại nằm trong nhóm cao của thế giới – đến 75% tổng số trên toàn cầu. Trẻ sinh ra không những nhỏ và nhẹ cân, mà còn bị tác động đến hệ thần kinh, khả năng nhận thức, thậm chí có nguy cơ cao mắc hen suyễn và ung thư.
Theo thống kê từ WHO, năm 2016 có khoảng 600.000 trẻ dưới 15 tuổi tử vong vì nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do không khí ô nhiễm (thống kê từ WHO, 2016).

Lớp bụi mịn bám trên da cũng nguy hiểm không kém
Trên da chúng ta luôn có một lớp bụi mịn đeo bám (nhờ bám trực tiếp hoặc len lỏi qua quần áo/khẩu trang), từ đây làn da tưởng chừng không ảnh hưởng gì lại đang ngày đêm phải “chống chọi” với các mầm bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da, nấm mốc… tái phát các bệnh da mạn tính như mề đay, vảy nến, viêm da cơ địa. Nguy hiểm hơn, trong bụi mịn có chứa các hạt kim loại siêu nhỏ có thể gây ung thư da. Ngoài ra, những tác nhân này còn phá hủy các vitamin, làm sợi collagen suy yếu khiến da mất độ đàn hồi và các dấu hiệu lão hóa, nếp nhăn nhanh chóng xuất hiện.
Chưa dừng ở đó, lớp bụi bám trên da còn là ổ lan bụi mịn “siêu to khổng lồ”, gây hại cho những người xung quanh thông qua các hoạt động tiếp xúc như ôm, bế bồng… đặc biệt là khi bạn tiếp xúc với em bé.
Massage người mù
Massage người mù Tấn Tài